Chuyển đến nội dung chính

Bài 6. Mảng 1 chiều và mảng 2 chiều trong C++

 

Mảng một chiều

Trong ngôn ngữ C++, mảng 1 chiều là kiểu mảng mà trong đó các phần tử được sắp xếp liên tụccó thứ tự trên bộ nhớ máy tính. Các phần tử trong mảng được đánh số thứ tự từ đầu mảng tới cuối mảng, bắt đầu từ số 0 và tăng dần 1 đơn vị. Chúng ta gọi số này là index (chỉ số) của phần tử, và mảng có n phần tử thì sẽ có index bắt đầu từ [0] tới [n – 1].



Cách khai báo:

type name[length];
hoặc khai báo với số lượng phần tử cho trước
type name[length] = {a1, a2, a3, a4, ..., an};
hoặc
type name[] = {a1, a2, .., ax};

Ví dụ


#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main() {
    int A[100];
    long int B[] = {1, 2, 3};
    float C[] = {1.2, 2.3};
}


Cách truy cập, gán giá trị cho 1 phần tử trong mảng

Để truy cập đến giá trị của một phần tử ta thực hiện:

Array_name[index];

Để gán giá trị cho một phần tử trong mảng ta thực hiện:

Array_name[index] = value;

hoặc kết hợp với cin

cin >> Array_name[index];

Rất dễ có phải không nào?


Ví dụ


#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main() {
    int A[100], n;
    cin >> n;
    for(int i = 1; i <= n; i++) {
        cin >> A[i];
    }
    A[2] = 3;
    for(int i = 1; i <= n; i++) {
        cout << A[i] << " ";
    }
}


Kết quả:


Mảng hai chiều

Mảng hai chiều được biểu diễn dưới dạng ma trận (gồm các hàng và cột).


Cách khai báo:

data_type array_name[hang][cot];

hoặc khai báo khởi tạo giá trị sẵn

data_type array_name[hang][cot] = {
    {a1, a2, ..., acot},
    ...
    {a1, a2, ..., acot}
};

Ví dụ


#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main() {
    int A[100][100];
    long int B[2][3] = {
        {1, 2, 4},
        {2, 3, 8}
    };
}



Cách truy cập, gán giá trị cho 1 phần tử trong mảng

Cũng tương tự mảng một chiều:

Để truy cập đến giá trị của một phần tử trong mảng ta thực hiện:

Array_name[hangi][coti];

Để gán giá trị cho một phần tử trong mảng ta thực hiện:

Array_name[hangi][coti] = value;

hoặc kết hợp với cin

cin >> Array_name[hangi][coti];


Ví dụ:


#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main() {
    int A[100][100], hang, cot;
    cin >> hang >> cot;
    for(int i = 1; i <= hang; i++) {
        for(int j = 1; j <= cot; j++) {
            cin >> A[i][j];
        }
    }
    for(int i = 1; i <= hang; i++) {
        for(int j = 1; j <= cot; j++) {
            cout << A[i][j] << " ";
        }
        cout << endl;
    }
}


Kết quả:


Qua bài viết hôm nay, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu mảng 1 chiều và mảng 2 chiều trong C++, hãy tiếp tục những bài tiếp theo nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cài đặt C++ trên Sublime Text

Sublime Text  là một phần mềm soạn thảo code đang được rất nhiều nhà lập trình viên sử dụng bởi các tính năng cũng như hiệu năng mà nó mang lại. Không những nó vừa nhẹ, vừa gọn, vừa nhanh mà nó còn hỗ trợ rất nhiệu như plugins, snippets, code auto complete, highlight beautiful, tùy biến giao diện, phím tắt, và rất nhiều thứ khác nữa. Link tải Sublime Text:   Sublime Text - Text Editing, Done Right Link tải MinGW:   MinGW - Minimalist GNU for Windows - Browse /Installer at SourceForge.net Cài g++ và gdb: Bước 1 : Chọn mingw32-gcc-g++ ở mục Basic Setup Chọn mingw32-gdb ở mục All Packges. Bước 2 : Bấm Installation  chọn Update Catalogue và chọn Review Changes chọn Apply  đợi quá trình cài đặt. Bước 3 : Tìm đến thư mục C:\MinGW\bin  và copy link. Bước 4 : Phải chuột bảng chọn Start chọn Hệ Thống sau đó chọn vào Thiết lập hệ thống chuyên sâu Bước 5 : Chọn Environment Variables... Bước 6 : Ở phần Path bấm và chọn edit . Bước 7 : Nhấn chọn New và dán link v...

Bài 5. Câu lệnh điều kiện trong C++ (if, switch)

  Để việc lập trình hiệu quả hơn hầu hết các Ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có các câu lệnh rẽ nhánh và các câu lệnh lặp cho phép thực hiện các câu lệnh của chương trình không theo trình tự tuần tự như trong văn bản. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những câu lệnh rẽ nhánh trong C++. Câu lệnh điều kiện if, if...else... Cú pháp: if (dieu_kien) {     khoi_lenh; } hoặc if (dieu_kien) {     khoi_lenh1; }  else {     khoi_lenh2; } hoặc if (dieu_kien) {     khoi_lenh1; }  else if (dieu_kien2) {     khoi_lenh2; } else {     khoi_lenh3; } Trong cú pháp trên if có 2 dạng: Có else. Không có else. dieu_kien là biểu thức logic có giá trị là true (khác 0) hoặc false (bằng 0). Khi chạy chương chình, dieu_kien sẽ được tính, nếu đúng, khoi_lenh1 sẽ được thực hiện . Ngược lại sẽ tiếp tục xét dieu_kien2 , nếu đúng sẽ thực hiện khoi_lenh2 . Ngược lại sẽ thực hiện khoi_lenh3. Ví dụ: # include < bits/stdc++.h >...

Bài 7. Hàm trong C++

  Một hàm là một nhóm các câu lệnh cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ. Mỗi chương trình C++ có ít nhất một hàm, là hàm main(). Hàm giúp cho code của trở nên ngắn gọn, dễ kiểm tra lỗi hơn . Một hàm có thể được gọi nhiều lần . Hàm phải được tạo ra trước khi gọi đến hoặc được khai báo trước đó. Định nghĩa hàm trong lập trình C++ bao gồm tên hàm và phần thân hàm . Dưới đây là tất cả các phần của hàm: Kieu_tra_ve Ten_ham(Danh sách tham số) {      Thân hàm  } Kieu_tra_ve : Một hàm có thể trả về một giá trị . Một số hàm thực hiện các hoạt động mong muốn mà k hông trả về một giá trị . Trong trường hợp này, từ khóa void thay thế cho kiểu trả về. Ten_ham : Đây là tên thực của hàm. Danh sách tham số : Một tham số giống như một trình giữ chỗ . Khi một hàm được gọi, bạn chuyển một giá trị cho tham số. Giá trị này được gọi là tham số hoặc đối số thực tế . Danh sách tham số tham chiếu đến loại, thứ tự và số tham số của hàm. Các tham số là tùy chọn; có nghĩa là, một hàm c...